Dây chuyền sản xuất máy thở của Vingroup
Dây chuyền sản xuất máy thở của Vingroup
VietTimes – Trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết Tập đoàn Vingroup đang đẩy nhanh vấn đề hợp tác với các đối tác nước ngoài về tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin phòng Covid-19.
Theo dữ liệu của VietTimes, ngày 3/6/2021, CTCP Tập đoàn Vingroup (Mã CK: VIC) đã thành lập CTCP Công nghệ sinh học Vinbiocare (Vinbiocare) với quy mô vốn điều lệ 200 tỉ đồng.
Vinbiocare đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu. Cụ thể là sản xuất vắc xin, huyết thanh và các thành phần của máu, các loại thuốc khác, bao gồm chất vi lượng, thuốc chẩn đoán, sản xuất hoá dược.
Vingroup nắm chi phối tại Vinbiocare với tỉ lệ sở hữu 69% vốn điều lệ. Số cổ phần còn lại của Vinbiocare do hai cổ đông cá nhân họ Phan nắm giữ, là bà Phan Thu Hương (sở hữu 1% VĐL) và ông Phan Quốc Việt (SN 1980, sở hữu 30% VĐL). Chủ tịch HĐQT Vinbiocare do bà Mai Hương Nội – Phó Tổng Giám đốc VIC – đảm nhiệm.
Ông Phan Quốc Việt, như VietTimes từng đề cập, là Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của CTCP Công nghệ Việt Á (Viet A Corp).
Viet A Corp được thành lập vào tháng 2/2007, tự giới thiệu là công ty chuyên về lĩnh vực sinh học phân tử, với đội ngũ cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm hơn 10 năm về lĩnh vực này, đây cũng là nhóm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công và đưa vào thương mại từ rất sớm các kit sử dụng kỹ thuật realtime PCR và lai phân tử.
Trước đó, vào tháng 3/2010, Viet A Corp đã hợp tác với Học viện Quân Y sản xuất thành công kit thử xét nghiệm Covid-19 “made in Vietnam”, giúp Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới phát triển được các bộ kit xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2.
Viet A Corp cũng là nhà thầu y tế quen mặt, trúng nhiều gói thầu tại các bệnh viện lớn trên cả nước. Tuy nhiên, dữ liệu của VietTimes cho thấy, kết quả kinh doanh của Viet A Corp có chiều hướng đi xuống trong giai đoạn 2016 – 2019 cả về doanh thu và lợi nhuận. Riêng năm 2019, công ty này báo lỗ 3,9 tỉ đồng.
Ngoài ra, ông Phan Quốc Việt còn là người đại diện của loạt doanh nghiệp khác như: Công ty TNHH Thế giới Đất Việt, CTCP Kỹ thuật Việt Á, CTCP Đầu tư Đức Ân, CTCP Tư vấn đầu tư Dịch vụ Tâm An.
Ngày 4/6/2021, Tập đoàn Vingroup đã trao tặng 30 máy xét nghiệm COVID-19 qua hơi thở và vật tư tiêu hao phục vụ cho 2 triệu mẫu test cho Bộ Y tế. Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã cho biết Vingroup đang đẩy nhanh vấn đề hợp tác với các đối tác nước ngoài về tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin phòng COVID-19 để nước ta dần tự chủ về vắc xin.
Tập đoàn Vingroup đã đàm phán thành công với với Công ty Breathonix (Singapore), nhà sản xuất máy xét nghiệm COVID-19 qua hơi thở đầu tiên trên thế giới – để đưa thiết bị này về Việt Nam từ nay đến hết tháng 8/2021.
Phương pháp xét nghiệm COVID-19 qua hơi thở có ưu điểm đặc biệt nổi bật là nhanh chóng, độ chính xác cao và không cần phải lấy dịch tỵ hầu, họng. Người được xét nghiệm chỉ cần thổi vào miệng van một chiều dùng một lần được kết nối với dụng cụ lấy mẫu hơi thở. Hơi thở ra được thu thập và đưa vào một khối phổ kế tiên tiến để đo lường.
Theo các nhà phát triển, máy xét nghiệm này sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), phát hiện những thay đổi sinh hóa trong hơi thở để phát hiện COVID-19, cho ra kết quả trong vòng chưa đầy một phút, với độ chính xác hơn 90%. Thiết bị xét nghiệm này đã được Cơ quan Khoa học Y tế của Singapore (HSA) cấp phép.
Nếu hệ thống này đáp ứng được nhu cầu chống dịch, Bộ Y Tế sẽ trao đổi với Vingroup để mở rộng việc đưa thiết bị xét nghiệm này về Việt Nam./.
Hưởng ứng lời kêu gọi chung tay phòng chống dịch COVID-19, thời gian qua, Tập đoàn Vingroup đã triển khai hàng loạt các hoạt động hỗ trợ, đồng hành cùng cả nước chống dịch. Thống kê cho thấy, từ đầu mùa dịch Vingroup đã tài trợ tổng trị giá 125 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch COVID-19
Theo thông tin từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, để chung tay cùng cả nước chống dịch, hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, cơ quan này vừa nhận công văn của Tập đoàn Vingroup đề xuất tài trợ gói trang thiết bị y tế khoảng 100 tỉ đồng cho công tác chống dịch COVID-19.
Việc đẩy nhanh thời gian, tiến độ xét nghiệm rất cần cho công tác phòng chống dịch COVID-19
Theo đó, để giúp công tác hỗ trợ điều trị bệnh nhân, công tác xét nghiệm, sau khi làm việc với Bộ Y tế để nắm bắt nhu cầu, Tập đoàn Vingroup đã hỗ trợ gói trang thiết bị y tế, máy móc – hóa chất xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trị giá 100 tỷ đồng thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cụ thể, 100 máy thở cao cấp dùng cho xâm nhập và không xâm nhập của Đức, Ailen và Mỹ; 20 máy xét nghiệm, 800 bộ test kit xét nghiệm (mỗi bộ 24 test) của Hàn Quốc.
Được biết, đây là hệ thống PCR xét nghiệm COVID-19 có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp hiện đang thực hiện và phù hợp với các điểm sàng lọc lưu động như: Thời gian xét nghiệm ngắn chỉ còn khoảng 40 phút; Hệ thống máy nhỏ gọn dễ di chuyển; Lượt chạy xét nghiệm nhỏ; Các bước xử lý mẫu đơn gian, hạn chế các thao tác thủ công gây nhiễu kết quả xét nghiệm Hóa chất bảo quản điều kiện thường, không yêu cầu các thiết bị lưu trữ đặc biệt như tủ đông, tủ lạnh như các chế phẩm khác
Tập đoàn Vingroup đã chính thức ký kết tài trợ dự án nghiên cứu ứng phó nhanh với dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) với Công ty TNHH Một Thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech)
Đồng thời, trong gói hỗ trợ này còn có 200.000 test nhanh cũng của Hàn Quốc.
Trước đó, thông qua Bộ Y tế, Tập đoàn Vingroup cũng đã tài trợ 5 tỷ đồng phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19
Bên cạnh đó, ngay từ khi dịch bệnh COVID-19 ở nước ta vẫn đang trong giai đoạn 1, Quỹ Đổi mới sáng tạo và Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn (thuộc Tập đoàn Vingroup) cũng đã tài trợ khoảng 20 tỷ đồng cho 3 dự án nghiên cứu ứng phó nhanh với dịch COVID-19.
Đại diện Quỹ Thiện Tâm trao tặng 20.000 chiếc khẩu trang cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh
Cùng với các khoản hỗ trợ kể trên, nhằm hỗ trợ kịp thời cho các địa phương trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID–19, Quỹ Thiện Tâm (thuộc Tập đoàn Vingroup) vừa trao tặng 140.000 chiếc khẩu trang cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) của 7 tỉnh biên giới là Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Mỗi tỉnh được hỗ trợ 20.000 chiếc và được chuyển tới các khu vực tiếp nhận người cách ly từ vùng dịch, hệ thống Quân y, các Đồn Biên phòng, các Trung tâm y tế cơ sở và đội ngũ giáo viên, học sinh tại các trường khu vực đặc biệt khó khăn.
(PLVN) - Bệnh nhân COVID-19 nhập viện điều trị tại Bệnh viện dã chiến 2 và đã tử vong từ ngày 13/7/2021 nhưng đến nay đã 9 tháng trôi qua, dịch bệnh được kiểm soát nhưng người nhà bệnh nhân vẫn chưa nhận được số tài sản ước tính trị giá hơn 60 triệu đồng.
Theo đơn thư gửi đến báo Pháp luật Việt Nam, ngày 07/7/2021 bà Nguyễn Thị Hai đã nhập viện điều trị COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến 2 (Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Tiền Giang) và đã tử vong ngày 13/7/2021. Vào 22h cùng ngày, biên bản về việc bàn giao tài sản với nội dung: "Tài sản bàn giao sẽ do đại diện chính quyền/cơ sở y tế địa phương thu giữ và giao lại cho người nhà theo đúng quy định của pháp luật" đã được lập dưới sự xác nhận của cán bộ trực chuyên môn, cán bộ Công an huyện Châu Thành cùng đại diện gia đình là ông Trần Văn Dũng (anh họ của bệnh nhân) ký tên vào biên bản.
Biên bản bàn giao tài sản của Bệnh viện dã chiến 2.
Ngày 13/12/2021, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Tiền Giang mời chị Nguyễn Thi Trúc Linh (con gái bệnh nhân) và ông Dũng đến để kí biên bản bàn giao tài sản nhưng lại không bàn giao tài sản. Vì thế, chị Linh và ông Dũng đã không đồng ý kí vào biên bản.
Đến nay, chị Linh vẫn chưa nhận lại được tài sản do mẹ mình mất để lại. Dù đã nhiều lần đến xin và làm đơn nhận lại tài sản nhưng lại được bệnh viện trả lời đã bàn giao tài sản về địa phương.
Mặt khác, UBND xã Đông Hoà đã nhiều lần xác nhận việc địa phương không nhận được bất cứ tài sản nào từ Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tiền Giang trao trả về địa phương liên quan đến ca tử vong do mắc COVID-19 là Nguyễn Thị Hai.
Xác nhận của UBND xã Đông Hoà, huyện Châu Thành không nhận được tài sản bàn giao
Trước sự việc trên, ngày 01/3/2022, báo Pháp luật Việt Nam đã liên hệ với đại diện Sở Y tế Tiền Giang để làm rõ vụ việc trên thuộc trách nhiệm giải quyết của cơ quan nào khi Bệnh viện dã chiến 2 đã không còn hiện hữu.
Theo đó, ngày 24/3/2022 báo Pháp luật Việt Nam đã nhận được văn bản trả lời từ Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tiền Giang (Bệnh viện dã chiến 2) trả lời với lý do chị Linh và ông Dũng không ký tên vào biên bản họp ngày 13/12/2021 để trả lời cho việc "đến hiện tại vẫn chưa trao trả tài sản". Còn số tài sản trên, hiện do bộ phận nào quản lý, cất giữ thì vẫn không được đề cập đến.
Bệnh viện dã chiến 2 đặt tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi
Trên thực tế, thời điểm xảy ra vụ việc nằm trong thời gian cao điểm COVID-19, nên việc trao trả tài sản cho người nhà bệnh nhân sẽ có nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khi đại dịch đã được kiểm soát thì việc trao trả vẫn chưa được giải quyết, kéo dài nhiều tháng qua. Người nhà bệnh nhân khó khăn bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch, chịu mất mát ra đi của người thân, lại phải đi từ cơ quan này đến cơ quan khác tìm di vật để lại, nhưng không được câu trả lời rõ ràng.
Đến thời điểm hiện tại, con gái bà Nguyễn Thị Hai vẫn nhiều lần gửi đơn khiếu nại yêu cầu trả lại tài sản đến Sở Y Tế tỉnh Tiền Giang, UBND huyện Châu Thành (lần gần nhất là ngày 14/12/2021) nhưng chưa có một cơ quan nào phản hồi.
Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.