Việt Nam Xuất Khẩu Gì Nhiều Nhất 2021 Tại Việt Nam

Việt Nam Xuất Khẩu Gì Nhiều Nhất 2021 Tại Việt Nam

Chọn mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất là bước đi đầu tiên doanh nghiệp cần phải quan tâm khi muốn mang lại lợi nhuận cho công ty trong thời điểm này.

Chọn mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất là bước đi đầu tiên doanh nghiệp cần phải quan tâm khi muốn mang lại lợi nhuận cho công ty trong thời điểm này.

Xuất khẩu hàng hóa tại Việt Nam – Những khó khăn và lợi thế

Xuất khẩu giày dép đang có nhiều khởi sắc

Xuất khẩu giờ đang vẫn giữ vững đà khởi sắc trong những năm gần đây. Cán cân của thương mại hóa vẫn đang đà tăng và góp phần trăm cực lớn vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tuy vậy, thị trường xuất nhập khẩu của chúng ta vẫn có nhiều khó khăn và biến động đáng bàn.

Trong khi đó, thị trường thế giới hiện nay cũng có nhiều biến động không kém. Tổng thống Mỹ áp thuế lên thép nhôm và mặt hàng cá da trơn của Việt Nam dẫn tới sức ép về xuất khẩu thủy sản tại nước ta tăng cao.

Thêm nữa, hiệp định thương mại tự do Việt Nam – liên minh châu Âu vẫn chưa được thông qua và Trung Quốc lại nâng yêu cầu thông tin nguồn gốc hàng hóa với mặt hàng nông lâm sản của nước ta gây bất lợi cho ngành xuất khẩu.

Linh hoạt trước những biến động thị trường là điều mà các doanh nghiệp đang tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu nên học hỏi ngay hôm nay để giảm những rủi ro cho công ty.

Một số nhóm hàng nhập khẩu chính

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Trị giá nhập khẩu trong tháng 3/2021 là 5,96 tỷ USD, tăng 20,9% so với tháng trước. Tính chung, quý I/2021 nhập khẩu nhóm hàng này đạt tới 16,55 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng lớn nhất tới 22% trong tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

Như vậy, nhóm hàng này nhập khẩu trong quý I/2021 đã tăng 2,78 tỷ USD, đây là mức tăng lớn nhất trong tất cả các nhóm hàng chủ lực của Việt Nam.

Trong ba tháng qua, nhập khẩu nhóm hàng máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng mạnh ở các thị trường như Trung Quốc với 4,64 tỷ USD, tăng 66%; từ Đài Loan với 2,22 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, nhập khẩu từ thị trường lớn thứ hai là Hàn Quốc lại giảm, với trị giá là 4,38 tỷ USD, giảm 296 triệu USD, tương ứng giảm 6%.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng

Trị giá nhập khẩu trong tháng đạt 4,02 tỷ USD, tăng 38,1% so với tháng trước. Qua đó, đưa trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này trong ba tháng 2021 lên 10,84 tỷ USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong quý I/2021 với trị giá đạt 5,33 tỷ USD, tăng 69% và chiếm 49% tổng trị giá máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng nhập khẩu của cả nước; tiếp theo là các thị trường Hàn Quốc với 1,77 tỷ USD, tăng 15%; Nhật Bản với 1,09 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước…

Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày)

Kim ngạch nhập khẩu trong tháng 3/2020 đạt 2,27 tỷ USD, tăng mạnh tới 55,3% so với tháng trước, tương ứng tăng 810 triệu USD.

Tính chung quý I/2021, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này đạt 5,79 tỷ USD, tăng 13,1% (tương ứng tăng 670 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2020.

Trong ba tháng qua, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng 49%, với 2,82 tỷ USD, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là các thị trường: Đài Loan với 609 triệu USD, tăng 5,2%; Hàn Quốc với 565 triệu USD, 6,4%; Mỹ với 375 triệu USD, giảm 27,2%...

Điện thoại các loại và linh kiện

Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 1,28 tỷ USD, tăng 2,9% so với tháng 2/2021. Tính trong quý I năm nay, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 4,81 tỷ USD, tăng 46,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong quý I/2021, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn là hai thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với tổng trị giá đạt 4,34 tỷ USD, chiếm 90,3% tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này.

Trong đó: từ Trung Quốc là 2,26 tỷ USD, tăng 45,3%; nhập khẩu từ Hàn Quốc là 2,08 tỷ USD, tăng mạnh 41,2%… so với cùng kỳ năm trước.

Tháng 3/2021, lượng nhập xe ô tô nguyên chiếc các loại về  Việt Nam đạt 16,98 nghìn chiếc, tăng mạnh tới 69,1% so với tháng trước.

Tính trong quý I/2021, Việt Nam đã nhập khẩu 35,36 nghìn chiếc ô tô nguyên chiếc các loại, tăng tới 31,1% so với cùng kỳ năm trước.

Ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu là chủng loại “xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống” và “ô tô tải”, chiếm tỷ trọng tới 92%. Trong đó, lượng xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập khẩu trong quý I là hơn 23 nghìn chiếc và ô tô tải là 9,45 nghìn chiếc.

Chi tiết các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu trong tháng 3 và ba tháng đầu năm 2021

Các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng nhất hiện nay

Xuất khẩu mặt hàng nông nghiệp đang gặp không ít khó khăn

Việt Nam có những ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn nhất, bao gồm hạt điều, dầu lửa, đồ gỗ, than đá, da giày, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thuỷ hải sản, cao su, đóng tàu, thuỷ tinh, cà phê, máy móc nông nghiệp, hạt tiêu, đồ gia dụng, đồ chơi và hàng may mặc.

Trong số này, các ngành hàng may mặc, giày dép, dầu lửa, thuỷ hải sản, đồ gỗ và cà phê được xem là ngành hàng trụ cột quan trọng và có khả năng xuất khẩu cao nhất trong tương lai. Mỗi ngành này có thể đạt kim ngạch xuất khẩu trên 500 triệu USD/năm.

Thị trường xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nói riêng luôn đi kèm cơ hội và thách thức. Các doanh nghiệp cần nỗ lực và cố gắng nhiều hơn trong việc tìm ra mặt hàng tiềm năng cho công ty mình.

Dựa vào thị trường thế giới và những mặt hàng xuất khẩu đang được ưu tiên sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.

(vasep.com.vn) Năm 2021 là một năm chật vật đối với các doanh nghiệp XK cá tra Việt Nam. Covid-19 đã tấn công vào từng nhà máy khiến cho cả hoạt động nuôi trồng, vận chuyển, XK đều gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, giá trị XK của cả năm vẫn đạt 1,61 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước. “Cái khó, ló cái khôn”, khi XK cá tra sang một số thị trường lớn bị ách tắc do kiểm tra dịch bệnh, giãn cách xã hội thì các DN đã chuyển hướng thông minh sang một số thị trường tiềm năng.

Trung Quốc - Hồng Kông: Năm 2021, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường này đạt 449,8 triệu USD, chiếm 27,8% tổng XK, giảm 12,6% so với năm 2020. Ba quý đầu năm 2021, XK cá tra sang Trung Quốc - Hồng Kông gặp nhiều trục trặc và gián đoạn do rào cản thương mại mà Trung Quốc đưa ra nhằm giảm NK thực phẩm đông lạnh.

Tuy nhiên, kể từ tháng 9/2021, nguồn cá tra dự trữ của các nhà NK để chuẩn bị cho dịp lễ tết cuối năm hay tới mùa hè năm 2022 đã cạn nên họ cũng mong muốn Chính phủ nới lỏng các biện pháp kiểm tra hàng hóa để tăng cường mua hàng. Cũng từ đó, giá trị XK cá tra sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh trở lại, trong đó, tháng 12/2021, giá trị XK cá tra sang Trung Quốc đạt 73,2 triệu USD, tăng 144,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mỹ: Một năm XK cá tra thuận lợi và tăng trưởng tích cực sang Mỹ. Năm 2021, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường này đạt 370,6 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2020. Cuối tháng 6/2021, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 16 (POR16) đối với các lô hàng cá tra đông lạnh NK từ Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn từ ngày 01/8/2018 - 31/7/2019. Theo đó, hai DN XK cá tra của Việt Nam là: Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VINH HOAN CORP - Đồng Tháp) và Công ty Cổ phần Nam Việt (NAVICO - An Giang) đã được hưởng mức thuế suất là 0%. Động thái tích cực này đã thúc đẩy XK cá tra sang thị trường này tăng trưởng liên tục không nằm ngoài dự đoán. Riêng tháng 12/2021, giá trị XK cá tra sang Mỹ đạt 46,6 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái.

CPTPP: Năm 2021, tổng giá trị XK cá tra sang khối thị trường này đạt 207,8 triệu USD, tăng 0,6% so với năm 2020. Mexico và Canada là hai thị trường nổi bật của CPTPP. Năm trước, XK cá tra sang Mexico đã “hồi sinh” sau nhiều năm giảm sút. Tổng giá trị XK cá tra sang Mexico đạt 69,2 triệu USD, tăng 37,3%; sang Canada đạt 32,7 triệu USD, tăng 7,5% so với năm trước. Kể từ khi Covid-19 lan rộng từ Châu Âu sang các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Nam Á thì XK cá tra sang Singapore - thị trường vốn được coi là gây chú ý trong các năm trước bỗng giảm sút. Trong năm 2021, giá trị XK cá tra sang Singapore đạt 26,3 triệu USD, giảm 22%.

EU: Tổng giá trị XK cá tra sang khối thị trường này đạt 106,2 triệu USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2020. Giảm liên tiếp trong 3-4 năm trở lại đây, nhiều DN đã chủ động chuyển hướng thị trường. Giá trị XK cá tra sang bốn thị trường lớn nhất Châu Âu là Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha và Đức đều giảm lần lượt 20%; 23,5%; 9,3% và 43,6% so với năm ngoái.

Giá trị XK cá tra sang các “thị trường chuyển hướng” như Brazil, Colombia, Nga, Ai Cập rất tươi sáng. Trong đó, năm ngoái, giá trị XK cá tra sang Brazil tăng 48,6%; sang Colombia tăng 68,5%; sang Nga tăng 72,8% và Ai Cập tăng 51,7% so với năm trước.

Hoạt động sản xuất, vận chuyển, chế biến, XK của các DN cá tra Việt Nam trong năm qua bị gián đoạn và ách tắc, cước vận tải tăng phi mã, các DN ngành cá tra cũng bị “tổn thương” nặng nhất trong nhóm thủy sản XK do Covid-19 lan rộng vào thời điểm tỷ lệ tiêm vaccine cho công nhân và người lao động còn thấp. Nhiều DN đã buộc phải đóng cửa, hủy/hoãn đơn hàng, thực hiện nghiêm túc “3 tại chỗ”, giá cá tra XK cũng không tăng trong khi chi phí sản xuất, chế biến tăng vọt. Đạt được kết quả này các DN cá tra Việt Nam đã trải qua một năm với nỗ lực ngoài tưởng tượng.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 3/2021 là 28,46 tỷ USD, tăng 37,8% so với tháng trước. Top 10 mặt hàng nước ta nhập về nhiều nhất ghi nhận kim ngạch gần 17,6 tỷ USD.