Trang Phục Của Sinh Viên

Trang Phục Của Sinh Viên

Các trường đại học (ĐH) chỉ quy định chung chung về trang phục nhưng điều này không đồng nghĩa sinh viên thích gì mặc nấy mỗi lần đến giảng đường.

Các trường đại học (ĐH) chỉ quy định chung chung về trang phục nhưng điều này không đồng nghĩa sinh viên thích gì mặc nấy mỗi lần đến giảng đường.

Nguyên tắc mặc đồng phục, lễ phục của học sinh, sinh viên

Việc mặc đồng phục, lễ phục của học sinh, sinh viên phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

Đồng phục mùa hè của học sinh bao gồm:Áo sơ mi và quần âu hoặc bộ áo dài truyền thống.Giày hoặc dép có quai hậu.Phù hiệu của trường được gắn ở ngực áo bên trái hoặc mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái (đối với học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông); gắn ở ngực áo bên trái (đối với học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học).Đối với nữ sinh, nếu sử dụng váy thì chiều dài váy phải trùm quá đầu gối.Nếu chọn bộ áo dài làm đồng phục thì chỉ thực hiện đối với nữ sinh trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học.

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT quy định trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông như sau:Trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thôngTùy theo khí hậu, thời tiết các vùng, miền, căn cứ vào điều kiện của nhà trường, được cha mẹ học sinh đồng thuận về chủ trương, Hiệu trưởng quyết định việc mặc đồng phục và quy định kiểu dáng, màu sắc, số ngày mặc đồng phục trong tuần.Trường hợp cần có sự thay đổi kiểu dáng, màu sắc đồng phục phải được sự đồng ý của Hội đồng trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.Phụ huynh học sinh hoặc Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Thông tư này và các quy định khác của nhà trường

Những chuyện dở khóc dở cười vì trang phục sinh viên

Không phải giảng viên nào cũng nhắc nhở chuyện trang phục nên thầy cô nào chú ý, nhắc nhở lại bị sinh viên chê khó tính.

Tôi đã có lần chứng kiến vài nam sinh viên đến liên hệ phòng Công tác sinh viên với trang phục quần soóc lửng, bạn nữ quấn nguyên váy chống nắng, đeo khẩu trang, đội mũ bảo hiểm...

Tôi từng thấy nữ sinh viên diện mốt "giấu quần" vào thư viện mượn sách. Tôi cũng đã nhẹ nhàng kéo một nữ sinh viên vào phòng giáo viên để góp ý nên chú ý đến trang phục khi đi học. Không ít lần tôi phải lắc đầu ngán ngẩm khi bắt gặp vài nữ sinh viên đi thi, ngồi hở cả nửa lưng vì áo croptop.

Trang phục cần phải phù hợp với hoàn cảnh, đặc biệt với môi trường sư phạm

Trang phục sinh viên đến trường có lẽ là câu chuyện dài kỳ với những tranh luận không hồi kết. Sinh viên mong muốn tự do, thoải mái chứ không phải bị bó buộc như thời học sinh trung học. Không ít sinh viên trước đây bị quản lý chặt chuyện ăn mặc nên khi xa gia đình như chim sổ lồng, muốn "nổi loạn" để thể hiện cái tôi.

Tuy nhiên, tự do nào cũng phải ở trong một khuôn khổ nhất định. Bởi lẽ tự do của người này không được ảnh hưởng đến người khác. Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh là nguyên tắc ứng xử tối thiểu mà ai cũng phải biết.

Đa số trường ĐH nhìn chung đều có những quy định về văn hóa học đường, trong đó có trang phục. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định nghiêm túc đến đâu tùy thuộc vào ý thức tự giác của sinh viên.

Hầu như không có trường nào lập ra một ban/tổ nền nếp để đi đo độ dài váy/quần hay đánh giá xem cổ áo này có phải là hở quá không, bạn này mang dép có quai hậu hay không. Sinh viên là người trưởng thành, đủ 18 tuổi, có quyền công dân, buộc phải có nhận thức đúng đắn về thế nào là "trang phục gọn gàng, lịch sự".

Sinh viên hoàn toàn đủ trình độ nhận thức để đánh giá được trang phục nào phù hợp lên giảng đường, vấn đề là các bạn muốn thực hiện hay không.

Quy định về trang phục của sinh viên thường được quy định bởi mỗi trường đại học hoặc các tổ chức giáo dục cụ thể. Sinh viên nên tham khảo và tuân thủ quy định của trường học của mình để đảm bảo tuân thủ quy tắc và tạo ra một môi trường học tập và làm việc hiệu quả. Để tìm hiểu thêm mời bạn đọc tham khảo bài viết “Sinh viên không được mặc những trang phục nào?” của Học viện đào tạo pháp chế ICA.

Tiêu chuẩn đồng phục của học sinh, sinh viên năm học 2023 – 2024

Cụ thể tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn đồng phục của học sinh, sinh viên năm học 2023 – 2024 như sau:

Đối với nữ sinh, nếu sử dụng váy thì chiều dài váy phải trùm quá đầu gối.

Nếu chọn bộ áo dài làm đồng phục thì chỉ thực hiện đối với nữ sinh trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học.

(2) Đồng phục mùa đông bao gồm:

(3) Ngoài những ngày quy định mặc đồng phục, các ngày còn lại khi đến trường học sinh, sinh viên phải mặc gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo tính nghiêm túc.

Sinh viên không được mặc những trang phục nào?

Hiện nay, quy định về trang phục tại các trường đại học sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, sẽ không vượt khỏi khuôn mức quy định theo thông tư của Bộ giáo dục và đào tạo.

Sinh viên không được mang giày cao gót

Tháng 6/2019, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM công bố dự thảo nội quy trường học nhằm lấy ý kiến ​​sinh viên về việc cấm đi giày cao gót, hạn chế mặc quần jean,…Đặc biệt đối với sinh viên nữ, dự thảo này nêu rõ :“Cấm mặc quần short, áo thun không cổ (trừ trang phục thể thao và sự kiện do nhà trường tổ chức), hở lưng, áo ba lỗ, áo sơ mi dài vừa phải, đi dép lê, dép cao gót.. Tránh mặc quần jean hoặc nhung

Tháng 10/2018, Trường Đại học Tài chính – Marketing ban hành nội quy nhà trường quy định trang phục đi học của sinh viên phải là áo sơ mi, áo thun có cổ hoặc trang phục học sinh truyền thống, cũng như quần hoặc quần jeans bóng, váy dài đến đầu gối, giày quai hoặc sandal.. ..

Ngoài ra, học sinh không được nhuộm tóc sáng màu, cắt kiểu lạ, cạo đầu (trừ học sinh đi tu hoặc mắc các bệnh về tóc)..