“Ôi đến giờ thực sự mình vẫn không nghĩ là mình nổi tiếng đâu ấy. Mình vẫn đi học, đi làm bình thường, ra ngoài cũng ít ai nhận ra mình lắm!” Một trong những điều ấn tượng về Vlogger Giang Vũ (SV năm 3 ĐH Quốc tế Josai) chính là cách nói chuyện đem đến cho người nghe một cảm giác thân thiện, gần gũi. Cô nàng chia sẻ, châm ngôn sống của mình là “Everything you’ve ever wanted is on the other side of fear” (Mọi thứ mà bạn muốn đều nằm ở phía bên kia của sự sợ hãi) – George Addair
“Ôi đến giờ thực sự mình vẫn không nghĩ là mình nổi tiếng đâu ấy. Mình vẫn đi học, đi làm bình thường, ra ngoài cũng ít ai nhận ra mình lắm!” Một trong những điều ấn tượng về Vlogger Giang Vũ (SV năm 3 ĐH Quốc tế Josai) chính là cách nói chuyện đem đến cho người nghe một cảm giác thân thiện, gần gũi. Cô nàng chia sẻ, châm ngôn sống của mình là “Everything you’ve ever wanted is on the other side of fear” (Mọi thứ mà bạn muốn đều nằm ở phía bên kia của sự sợ hãi) – George Addair
Bén duyên với nước Nhật từ năm lớp 8 khi được chọn làm thành viên của Chương trình Giao lưu văn hóa JENESYS, Giang đã “phải lòng” xứ Phù Tang và quyết tâm học tiếng Nhật, tìm học bổng du học. Giang chia sẻ: “Mình chọn Business Marketing vì mình là người thích suy nghĩ, thích sắp xếp những suy nghĩ của mình để làm ra điều gì đó. Các đề tài trong chương trình học tại Nhật được đưa ra cũng không phải các câu hỏi khô khan về lí thuyết mà thường là các đề bài mang tính thực tế cao nên bọn mình có thể áp dụng kiến thức được học để phân tích, suy nghĩ và trao đổi ý kiến. Mình thấy điều này giúp mình rất nhiều trong việc phát triển tư duy cũng như là kĩ năng giải quyết vấn đề.
Trong chương trình học, Giang thích nhất là môn Chiến lược phát triển kinh doanh, Luận về quản trị Kinh doanh, Quản trị Nhân sự trong doanh nghiệp, và đặc biệt là Zemi (Seminar – một lớp thu nhỏ khoảng 20-30 học sinh, các bạn chọn chung một thầy, sau khi phỏng vấn được thầy nhận sẽ vào chung một lớp. Ở đây thì bạn sẽ học chuyên sâu về chuyên môn của thầy phụ trách mà mình đã chọn. Thầy zemi cũng sẽ đồng thời là thầy phụ trách hướng dẫn bài luận tốt nghiệp của bạn)
Nhiều bạn cho rằng học truyền thông, Marketing ở Nhật sẽ vô cùng khó áp dụng ở Việt Nam, bản thân người Nhật nhìn chung cũng khá khép kín nên truyền thông khó phát triển. Giang cho biết: “Về Marketing thì đúng thật là mỗi một thị trường mỗi khác, ngay cả trong nước Nhật thì cách nghĩ, sở thích nhìn chung của người sống ở Tokyo và ở Osaka đã có sự khác nhau rồi nên đương nhiên giữa Việt Nam và Nhật thì sự khác biệt đấy còn lớn hơn nữa. Hơn nữa thì mỗi một sản phẩm với một target người dùng khác nhau thì kế hoạch marketing cũng khác nhau, thế nên về chi tiết thì khá khó áp dụng. Tuy nhiên, học ở đây không chỉ là học về một chiến lược marketing rõ ràng cụ thể, mà bạn còn học được cách nhìn nhận, phân tích và hướng suy nghĩ, lên kế hoạch sao bản thân có thể “nhạy cảm” với thị trường nhất có thể. Thế nên với mình thì việc học Marketing dù là ở đâu đi nữa thì vẫn sẽ có một ý nghĩa nhất định.”
“Hồi học cấp 3 ở Việt Nam, mình làm Bí thư Đoàn trường nên thực ra mình dành thời gian tổ chức sự kiện, hoạt động ngoại khóa nhiều hơn là việc học, đó chính là cách giúp mình giải tỏa căng thẳng. Khi làm lớp trưởng của lớp Zemi, cái khó khăn lớn nhất là lớp mình ¾ là người Nhật, mà các bạn Nhật thì thường trầm tính và ít nói, khó mở lòng, cách nghĩ của các bạn cũng khác mình nữa; còn mình thì lại là người nước ngoài, có bất lợi về ngôn ngữ. Chính vì thế mà mình cũng từng khá áp lực. Thế nhưng mà sau một thời gian tìm hiểu, cố gắng thì mọi người cũng mở lòng hơn, thân nhau hơn rất nhiều. Thầy còn nói đùa rằng đây là zemi tốn tiền nhiều nhất vì là zemi đầu tiên của thầy mà có tiết mục đi ăn uống liên hoan tổng kết cuối kì!” (Cười)
Luôn hết mình cho việc học, việc làm cũng như dành thời gian cho các mối quan hệ bên ngoài, thế nhưng khi cảm thấy bản thân mình chạm tới điểm cực hạn căng thẳng, Giang sẽ tạo cho mình một khoảng trống “Dành một ngày không làm gì cả để thư giãn bản thân, ở nhà xem phim, nghe nhạc, thong dong làm điều mình thích. Thường thì 1-2 tháng sẽ có một ngày như vậy. Khi làm Vlog, sau mỗi video, đọc bình luận thấy mọi người quan tâm rồi gửi những lời động viên, yêu thương là mình lại quên hết mệt mỏi xong có thêm động lực làm video tiếp theo. Đây cũng là một niềm vui mới trong cuộc sống hiện tại của mình”
Làm Vlog là một niềm vui mới trong cuộc sống hiện tại của của Giang.
Học giỏi không đồng nghĩa với việc trở thành "mọt sách" cả ngày.
Vốn là một cô gái lạc quan, thế nhưng không ít lần Giang đã phải khóc ở Nhật Bản:Lần đầu mình nhớ là sau khi mình sang Nhật được hơn một tháng, ở chỗ làm thêm đầu tiên của mình. Áp lực về tốc độ làm việc trong quán rượu, cùng với việc không giỏi tiếng khiến mình bị chỉ trích, rồi hai bạn làm cùng hướng dẫn mình cũng bị liên lụy nữa. Đấy là lần đầu tiên mình biết được cảm giác khi bản thân mình đã nỗ lực hết sức nhưng không được công nhận, không được đứng trên vị trí của mình để được cảm thông nó như thế nào. Sau lần đó mình đã nhận ra sống và làm việc ở Nhật thực sự khó khăn và vất vả rất nhiều.
Lần thứ hai là Tết Âm lịch năm 2017 – Tết đầu tiên mình không ở nhà. Hôm đó mình xin nghỉ làm để ở nhà gọi điện cho gia đình, cùng xem Táo quân qua điện thoại xong cùng hai chị người Việt cũng thân trong kí túc ăn uống đón Tết. Xong cuối cùng thì hai chị đi làm tới muộn mới về, cả nhà mình về quê, không có wifi, kết nối 3G thì kém, mình không nhìn mà cũng không nghe được gì cả, tự nhiên lúc đấy thấy tủi thân quá, tắt máy nằm ở nhà khóc ngon lành nguyên một tối. Giờ thì mình cũng quen rồi, Tết thì đăng kí đi làm như bình thường, ông bà ở nhà cũng lắp wifi để tiện nói chuyện với cháu gái, mình cũng suy nghĩ mọi thứ một cách nhẹ nhàng hơn.
Lần thứ ba là lúc mình có xích mích, hiểu lầm với đứa bạn thân của mình khi mà hai đứa ở xa, mỗi đứa bận mỗi việc nên dành ít thời gian cho nhau hơn.
Lần thứ tư là tầm khoảng cuối năm 2017, lúc mình bị mất xe đạp trước cửa siêu thị, mình đi báo khắp nơi từ quản lí tòa nhà đến cảnh sát mà gần như không ai hỗ trợ mình hết. Trên đường đi bộ về nhà lấy giấy tờ, vào khoảnh khắc mình đang buồn nhất thì mình nhận được tin nhắn của bố mẹ, chỉ đọc đúng một câu “Không sao đâu con gái” xong là nước mắt nước mũi mình cứ tự động tuôn rơi vậy đó. Cảm giác sau bao nhiêu khó khăn vất vả kìm nén, nhận được một lời an ủi làm mình không kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Sau đó thì ai đó đã tốt bụng trả lại xe cho mình và mọi chuyện đều bình thường trở lại nhưng mà mỗi lần nhớ lại thì cảm xúc ngày hôm đó mình vẫn không thể nào quên được.
Lần gần đây nhất thì chắc là cách đây khoảng 1 tháng, lúc mình đọc lại bài viết mình chúc mừng sinh nhật em gái trên Facebook
Khi kể về thần tượng của mình, Giang hào hứng: “Mỗi một lĩnh vực mình lại thần tượng một người khác nhau. Ví dụ như Barack Obama là mẫu lãnh đạo mà mình hướng đến, trong lĩnh vực Kinh doanh thì mình lại rất thích cách suy nghĩ của Jack Ma, Youtuber thì mình ngưỡng mộ chị Giang Ơi, người nổi tiếng ở Việt Nam thì mình rất nể MC Trấn Thành và chị Đông Nhi, trong cuộc sống hàng ngày thì mình lại thần tượng bố mẹ mình,… Không chỉ ủng hộ và động viên, bố mẹ còn đầu tư camera cho mình “tác nghiệp” nữa.
Học Business Analyst ở đâu và muốn làm Business Analyst thì học ngành gì là những câu hỏi khá phổ biến. Trong bối cảnh dữ liệu lên ngôi, vai trò của các nhà phân tích với doanh nghiệp là rất quan trọng. Để phát triển sự nghiệp, việc tìm một địa chỉ học tập uy tín, đúng chuyên ngành chính là bước đầu tiên.
Business Analyst là người đóng vai trò cầu nối giữa bộ phận IT và các phòng ban khác. Do đó, họ phải trang bị cho mình nhiều kiến thức chuyên ngành từ công nghệ cho đến kinh doanh, tài chính, luật pháp, nhân sự,.... Có hai lựa chọn học Business Analyst phổ biến là học trực tiếp và học gián tiếp.
Có nhiều phương pháp học tập khác nhau để trở thành Business Analyst
Trong đó, việc học gián tiếp hay học từ xa, học trực tuyến hiện rất được ưa chuộng. Người học dễ dàng chủ động chọn thời gian học, bài giảng được lưu trữ và cập nhật theo thời gian. Các địa chỉ cung cấp khóa học Business Analyst trực tuyến uy tín như Coursera, edX hay Udemy.
Đối với học trực tiếp, người học sẽ tham gia các khóa học hoặc chương trình đào tạo ngay tại lớp. Ưu điểm của cách học này là người học được làm việc một cách trực tiếp, kết nối với giảng viên và bạn học. Chương trình học tập diễn ra xuyên suốt và thường sẽ nhận được bằng cấp có giá trị như bằng đại học hay chứng chỉ hoàn thành khóa học.
Một địa chỉ học Business Analyst uy tín tại Việt Nam là Công ty cổ phần đào tạo và tư vấn BAC. Đây là đơn vị đã có hơn 10 năm kinh nghiệm và là đối tác ĐẦU TIÊN & DUY NHẤT của IIBA(International Institute of Business Analysis) tại Việt Nam. BAC cung cấp các khóa học BA cơ bản và BA nâng cao có giá trị 36 PD (Professional Development) quốc tế.
Tham khảo: Khóa học Business Analyst cho người mới tại BAC
Đối với các bạn trẻ có định hướng theo đuổi công việc như một Business Analyst có thể tham khảo những trường đại học có chuyên ngành Công nghệ thông tin hoặc kinh doanh. Nổi bật có thể kể đến như Đại học FPT, Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM, Đại học CNTT - Đại học quốc gia TP. HCM, Đại học Bách Khoa,...
Bên cạnh việc tham gia khóa học ở các trung tâm đào tạo thì các bạn có thể bắt đầu ngay từ môi trường đại học. Những ngành học phù hợp để bạn trở thành Business Analyst trong tương lai có thể kể đến như Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Kinh tế, Tài chính Marketing, Ngân hàng.
Với nhóm ngành kinh tế, người học sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng quan trọng. Trong đó phải kể đến kiến thức tài chính, quản trị, kinh doanh, hoạch định ngân sách, phân tích nghiệp vụ, kế toán và kiểm toán, ngân hàng hay bảo hiểm. Đây sẽ là nền tảng vững chắc để các bạn lựa chọn lĩnh vực mình muốn theo đuổi khi trở thành một Business Analyst.
Trong trường hợp các bạn theo nhóm ngành Công nghệ thông tin thì lựa chọn phổ biến là Hệ thống thông tin. Đây là chuyên ngành sẽ trang bị cho người học các kỹ năng cần thiết trong vai trò Business Analyst như phân tích và trực quan dữ liệu, bảo mật, thiết kế, quản trị, vận hành các hệ thống, kết nối các bên liên quan,.... Tuy nhiên, các chuyên ngành khác như Kỹ thuật máy tính, Mạng máy tính hay Công nghệ phần mềm cũng rất hữu ích.
Tại Việt Nam, giá khóa học Business Analyst sẽ dao động từ vài trăm nghìn cho đến vài triệu đồng. Con số cụ thể sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng khóa học, độ uy tín của trung tâm đào tạo, những gì học viên nhận được sau khóa học, chứng chỉ, điểm DP,.... Thông thường, các khóa học Business Analyst Online sẽ có giá thấp hơn.
Tham khảo: Khóa học Business Analyst online cho người mới bắt đầu
Các chương trình học Business Analyst được thiết kế khá đa dạng. Tùy theo nhu cầu người học mà khóa học có thể kéo dài để cung cấp kiến thức nền tảng và tổng quát hoặc chỉ tập trung vào một lĩnh vực nhất định trong thời gian ngắn. Trước khi tham gia khóa học, các bạn nên tham khảo thông tin chi tiết về lộ trình và kết quả sau khi hoàn thành.
Business Analyst cần nhiều thời gian để học tập và trau dồi kỹ năng
Đối với các bạn muốn thi chứng chỉ quốc tế của IIBA thì có thể tham khảo các khóa học chuẩn bị cho kỳ thi. Đây là những chương trình được thiết kế riêng để trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng để vượt qua kỳ thi. Ngoài ra, giảng viên thường là những người đã từng thi và có nhiều kinh nghiệm để giúp đỡ bạn.
Tham khảo: Khóa học luyện thi chứng chỉ IIBA dành cho Business Analyst
Đến năm 2024, mức lương Business Analyst tại Việt Nam vẫn là con số khá hấp dẫn. Đây cũng là động lực để nhiều bạn trẻ cũng như chuyên gia từ các lĩnh vực khác muốn thử sức ở vai trò này. Ngoài ra, tầm ảnh hưởng của dữ liệu tại Việt Nam so với thế giới vẫn chưa thực sự quá lớn. Điều đó hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho các nhà phân tích.
Tham khảo: Khảo sát mức lương Business Analyst tại Việt Nam và thế giới
Trên đây là những thông tin được BAC tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi của mình. Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại BAC's Blog.
là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của
quốc tế. Ngoài các khóa học public,
còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN
Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất