Chào bác sĩ. Con tôi đứa nhỏ được 16 tháng còn đứa lớn được 4 tuổi. Cho tôi hỏi vắc xin viêm não Nhật Bản tiêm mũi đầu tiên khi nào? Trẻ 4 tuổi có được tiêm viêm não Nhật Bản nữa không? Hồi đứa lớn còn nhỏ tôi chưa đưa cháu đi tiêm viêm não Nhật Bản.
Chào bác sĩ. Con tôi đứa nhỏ được 16 tháng còn đứa lớn được 4 tuổi. Cho tôi hỏi vắc xin viêm não Nhật Bản tiêm mũi đầu tiên khi nào? Trẻ 4 tuổi có được tiêm viêm não Nhật Bản nữa không? Hồi đứa lớn còn nhỏ tôi chưa đưa cháu đi tiêm viêm não Nhật Bản.
Viêm não Nhật Bản là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương ở người lớn và trẻ em các nước châu Á. Điều may mắn là bệnh viêm não Nhật Bản đã có vắc xin phòng ngừa đặc hiệu, do đó, biện pháp chủ động phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm ngừa vắc xin đầy đủ, đúng lịch.
Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng 2 loại vắc xin viêm não Nhật Bản là vắc xin viêm não Nhật Bản thế hệ mới Imojev (Sanofi Pasteur – Pháp, sản xuất tại Thái Lan) và Jevax (Việt Nam), nếu bạn đang băn khoăn không biết nên tiêm loại vắc xin viêm não Nhật Bản nào phù hợp thì hãy luôn nhớ rằng vắc xin được tiêm sớm nhất là vắc xin tốt nhất. Những vắc xin viêm não Nhật Bản đã được cấp phép sử dụng rộng rãi đều đã được trải qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm nghiêm ngặt. Cả 2 loại vắc xin viêm não Nhật Bản đều có tác dụng bảo vệ cơ thể trẻ em và người lớn khỏi virus JEV gây bệnh viêm não Nhật Bản hoặc ít nhất khi nhiễm virus, bệnh sẽ không tiến triển nặng hay để lại các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Hiện nay, Việt Nam đang có 2 loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản an toàn, hiệu quả phòng bệnh cao cho trẻ em và người lớn là Imojev và Jevax.
Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, không phân biệt độ tuổi hay đối tượng. Tuy nhiên, bệnh phổ biến nhất ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt, nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất là trẻ từ 2 – 6 tuổi (chiếm đến 75% tổng số ca mắc). Đáng lo ngại, có đến 80% trường hợp mắc bệnh do không hoàn thành phác đồ tiêm chủng đúng và đủ mũi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản, đặc biệt các mũi nhắc lại theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Tham khảo thêm phác đồ tiêm viêm não Nhật Bản tại đây: Lịch tiêm viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản đang vào mùa, từ đó nhu cầu tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản tăng cao, nhiều điểm tiêm chủng đang tạm “hết hàng” hoặc đẩy giá lên nhằm mục đích thu lợi nhuận. Do vậy, trẻ em và người lớn cần lưu ý tìm hiểu các thông tin về vắc xin trước khi đi tiêm chủng, đồng thời đến các cơ sở uy tín có giá niêm yết công khai như Hệ thống tiêm chủng VNVC.
Giá vắc xin viêm não Nhật Bản bao nhiêu tiền? Hiện nay, trên thị trường có 3 loại vắc xin viêm não Nhật bản được triển khai tiêm chủng tại Việt Nam. Tại Hệ thống tiêm chủng VNVC, giá vắc xin viêm não Nhật Bản được niêm yết công khai trên toàn hệ thống:
Để tránh tình trạng khan hiếm vắc xin ở thời điểm trước mùa dịch, Khách hàng có thể đăng ký Đặt giữ vắc xin hoặc mua Gói vắc xin có vắc xin viêm não Nhật Bản để có thể cho trẻ đi tiêm bất cứ lúc nào.
ĐƯỢC! Thông thường nếu trẻ em chỉ ho, khò khè, sổ mũi nhẹ nhưng không sốt, chơi, ăn, bú và hoạt động bình thường và không kèm triệu chứng nặng khác thì vẫn có thể tiêm ngừa vắc xin viêm não Nhật Bản bình thường. Tuy nhiên, bác sĩ khám sàng lọc sẽ kiểm tra sức khoẻ của người tiêm để đảm bảo rằng người tiêm đủ điều kiện được tiêm vắc xin hay phải tạm hoãn tiêm.
Vắc xin viêm não Nhật Bản có phải là vắc xin sống không? Để lý giải thắc mắc này, đầu tiên cần phải hiểu rõ vắc xin sống giảm độc lực là gì, vắc xin bất hoạt là gì? Vắc xin sống giảm độc lực là vắc xin có chứa virus sống đã được làm yếu đi để nó không có khả năng gây bệnh được nữa. Vì là vắc xin virus sống nên nó gây ra miễn dịch gần giống như miễn dịch tự nhiên khi nhiễm trùng. Còn vắc xin bất hoạt là vắc xin được bào chế từ vi sinh vật đã bị bất hoạt hay bị giết chết nhưng vẫn giữ tính kháng nguyên.
Vậy vắc xin viêm não Nhật Bản có phải là vắc xin sống không? Các chuyên gia y tế dự phòng cho biết, 2 loại vắc xin viêm não Nhật Bản được sử dụng hiện nay được sản xuất theo 2 cơ chế khác nhau, cụ thể vắc xin Imojev là vắc xin sống giảm độc lực, tái tổ hợp, còn vắc xin Jevax là vắc xin bất hoạt.
Viêm não Nhật Bản là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng ở não do virus viêm não Nhật Bản (Japanese encephalitis virus – JEV) lây qua đường muỗi đốt, thường là muỗi Culex tritaeniorhynchus. Bệnh thường gặp ở trẻ em, phổ biến là trẻ dưới 15 tuổi, trong đó nguy cơ cao nhất là trẻ nhỏ 2-6 tuổi (chiếm 75% tổng số người mắc bệnh) bởi ở độ tuổi này có sức thụ bệnh cao hơn người trưởng thành, đặc biệt là ở các trẻ chưa có miễn dịch đối với virus gây bệnh (suy giảm miễn dịch do mẹ truyền hoặc chưa tiêm đủ mũi, mũi nhắc lại của vắc xin).
Viêm não Nhật Bản có thể xuất hiện quanh năm, nhưng thường bùng phát cao điểm từ tháng 5 đến tháng 10, phổ biến nhất tại các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Vì đây là bệnh truyền nhiễm lây qua trung gian là muỗi nên ở các thời điểm trong năm có thời tiết thuận lợi cho muỗi sinh sản và phát triển, đó là mùa dịch viêm não Nhật Bản.
Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên bác sĩ chỉ tiến hành điều trị triệu chứng, hỗ trợ bệnh nhân vượt qua tình trạng nhiễm trùng và vật lý trị liệu khi có di chứng. Một ca viêm não Nhật Bản nặng điều trị trong thời gian dài, chi phí có thể tốn cả trăm triệu nhưng khả năng bình phục rất thấp.
“Đáng lo ngại , tỷ lệ trẻ tử vong do mắc viêm não Nhật Bản là 3-5%, tỷ lệ di chứng có thời điểm lên tới 20-25%. Nếu tính cả những trường hợp trẻ sau khi ra viện và được theo dõi, đánh giá sau 2-3 năm, tỷ lệ di chứng còn cao hơn nữa. Thực tiễn từ các ca bệnh lâm sàng cho thấy, một số trẻ phải nằm một chỗ cả đời hay phải điều trị phục hồi chức năng trong một thời gian rất dài mà vẫn chịu ảnh hưởng nhất định đến phát triển trí tuệ và phát triển vận động.”
Mặc dù nguy hiểm nhưng viêm não Nhật Bản hoàn toàn có thể được chặn đứng bằng vắc xin. Vắc xin viêm não Nhật Bản có ý nghĩa rất quan trọng đối với trong việc phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Trẻ cần được chủng ngừa đúng đường tiêm, đúng vị trí, đủ liều, đúng liều, đặc biệt các mũi vắc xin nhắc lại. Việc không tuân thủ các quy định này sẽ làm ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch thấp, dẫn đến làm giảm khả năng bảo vệ của cơ thể khỏi mắc bệnh.
Cũng tương tự như các loại vắc xin khác và bất cứ loại thuốc nào đều có khả năng gây ra tác dụng phụ. Sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản, người tiêm có thể gặp một số phản ứng sau tiêm thông thường, không nghiêm trọng, sẽ tự khỏi và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Các phản ứng tại chỗ phổ biến như: Đỏ, ngứa, sưng, đau,… Các phản ứng phụ toàn thân như: Mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, đau cơ,… ở trẻ em có thể sốt còn người lớn có thể phát ban.
Các phản ứng phụ vừa và nghiêm trọng sau tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản rất hiếm khi xảy ra, ước tính tỷ lệ chưa đến 1/1 triệu liều. Các triệu chứng được cảnh báo sốc phản vệ gồm: Khó thở, tức ngực, thở rít; nổi mề đay, phù mạch nhanh; đau bụng hoặc nôn; tụt huyết áp hoặc ngất; rối loạn ý thức,…
Do vậy, theo dõi các phản ứng sau tiêm tại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút là nguyên tắc cần phải tuân thủ sau tiêm tất cả vắc xin, kể cả vắc xin viêm não Nhật Bản, vì đây là khoảng thời gian có thể xuất hiện các tác dụng phụ sau tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản sớm, vừa và nặng. Ngoài ra, sau khi về nhà, người được tiêm chủng cần tự theo dõi trong 48h nhằm phát hiện các triệu chứng đầu tiên của phản ứng phản vệ để đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.