Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu của con người về mọi lĩnh vực trong cuộc sống cũng tiến bộ hơn. Và một lĩnh vực quan trọng đóng góp một phần không nhỏ trong cuộc sống chính là ngành cơ khí.
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu của con người về mọi lĩnh vực trong cuộc sống cũng tiến bộ hơn. Và một lĩnh vực quan trọng đóng góp một phần không nhỏ trong cuộc sống chính là ngành cơ khí.
Gia công cơ khí truyền thống là phương pháp gia công sử dụng các dụng cụ có độ cứng cao hơn so với độ cứng của phôi để bóc tách vật liệu. Bản chất của phương pháp này là sự tương tác giữa chuyển động của dụng cụ với chi tiết cần gia công để tạo hình bề mặt.
Gia công cơ khí truyền thống có thể xử lý đa dạng vật liệu, nhưng độ chính xác và độ tinh xảo của sản phẩm phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của thợ. Bên cạnh đó, phương pháp gia công này khó đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng đối với các vật liệu có độ cứng cao.
Gia công cơ khí chính xác, hay còn được biết đến là gia công cơ khí CNC, là phương pháp gia công có độ chính xác cao, sử dụng máy móc hiện đại, được tích hợp phần mềm điều khiển.
Đây là một trong các phương pháp gia công cơ khí có tính linh hoạt và tự động hóa cao, được ứng dụng phổ biến trong sản xuất hiện nay. Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều loại vật liệu và chi tiết cơ khí khác nhau, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất sản xuất.
Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ kỹ thuật
Kỹ sư cơ khí tiến hành nghiên cứu và bóc tách bản vẽ kỹ thuật, lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào và xác định phương pháp gia công phù hợp.
Bước 2: Xác định phương thức sản xuất
Trong gia công cơ khí hiện nay có 3 phương thức sản xuất chính, gồm:
– Sản xuất đơn chiếc: Phù hợp với các sản phẩm có sản lượng ít, nhu cầu sản xuất lại thấp. Những sản phẩm này thường đặc biệt, do vậy cần gia công tỉ mỉ, tốn nhiều thời gian và yêu cầu độ chính xác cao.
– Sản xuất hàng loạt: Áp dụng cho những sản phẩm có sản lượng sản xuất hàng năm ở mức lớn, tần suất đặt hàng theo chu kỳ từng đợt, thường được xác định trước.
– Sản xuất hàng khối: Thường áp dụng với những sản phẩm gia công với số lượng lớn, sản xuất liên tục trong thời gian dài.
Bước 3: Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi
Kỹ sư cơ khí cần lựa chọn loại phôi gia công với kích thước phù hợp, đồng thời phải đảm bảo tối ưu chi phí nguyên vật liệu, chi phí gia công. Tùy thuộc vào quy trình sản xuất, vật liệu phôi có thể là kim loại, hợp kim hoặc phi kim.
Bước 4: Xác định công nghệ, bậc thợ cho từng bước và thực hiện gia công chi tiết cơ khí
Tùy thuộc từng vật liệu, công nghệ gia công và các bậc thợ trong mỗi bước thực hiện, kỹ sư cơ khí sẽ lựa chọn công nghệ gia công và máy móc thiết bị phù hợp, đảm bảo sản phẩm chất lượng và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.
Bước 5: Kiểm định chất lượng sản phẩm
Sản phẩm sau gia công sẽ được kiểm tra độ chính xác và độ bóng bề mặt theo các thông số kỹ thuật trên bản vẽ. Các thiết bị, máy móc thường được dùng trong quá trình này gồm thước cặp, thước đo lỗ, máy đo 2D, máy đo độ nhám, panme, căn mẫu…
Hầu hết sản phẩm cuối tạo ra của nghề cơ khí là là các sản phẩm hoặc chi tiết bằng vật liệu kim loại:
- Sản phẩm là các vật dụng bằng kim loại: cổng, cửa sắt, giàn giáo, bàn ghế, khung đỡ, giá đỡ.... thường được đáp ứng cho nhu cầu của các hộ gia đình. Các sản phẩm này thường chỉ yêu cầu về tính thẩm mỹ, và không quá khó khăn về các tiêu chí khác.
Cửa sắt là sản phẩm cơ khí quen thuộc của hầu hết mọi gia đình
- Sản phẩm là các thành phần thiết bị của máy móc sản xuất: trong sản xuất công nghiệp hiện đại, lượng máy móc là rất lớn, vì vậy nhu cầu gia công sản xuất ra các thiết bị này chiếm phần lớn của nghề cơ khí. Một số ví dụ về thành phần thiết bị của máy móc sản xuất như: trục chuyển động, tay quay, con lăn, trục vít, thanh truyền lực...
Các chi tiết máy móc được gia công cơ khí
Các sản phẩm này đòi hỏi rất nhiều tiêu chí khắt khe cần đáp ứng để đảm bảo cho các chi tiết và cả bộ máy có thể hoạt động liên tục, ổn định với công suất lớn. Cơ bản nhất là các yêu cầu về độ chính xác về kích thước của sản phẩm. Kích thước này phải nằm trong sai số cho phép, ví dụ một sản phẩm tiện thủ công đòi hỏi độ chính xác kích thước là khoảng 1/100 mm đến 1/800 mm. Và hầu hết các sản phẩm cơ khí cho công nghiệp đòi hỏi mức độ chính xác kích thước còn lớn hơn nhiều, chỉ cho phép khoảng sai số hơn 1/1000 mm.
Các sản phẩm cơ khí còn đòi hỏi đến độ bền của sản phẩm xét trên vật liêu kim loại, độ bền trong quá trình hoạt động với tốc độ cao...
Để gia công được các chi tiết cơ khí lớn, nguời ta không gia công nguyên dạng một chi tiết quá phức tạp, mà thay vào đó, nguời ta tìm cách phân tách thành các chi tiết có hình thù đơn giản để dễ dàng gia công; sau đó dùng các phương pháp ghép nối sau khi gia công các chi tiết nhỏ thành chi tiết lớn phức tạp hơn. Để hoàn thiện một sản phẩm, cần phải qua nhiều khâu thực hiện khác nhau.
Ban đầu, nguời ta sẽ chọn vật liệu và kích thước của vật liệu đem gia công; thường là một khối kim loại dạng hình trụ tròn, hoặc dạng hình hộp chữ nhật với kích thước gần bằng chi tiết cần tạo ra. Khối kim loại ban đầu đó nguời ta thường gọi là phôi.
30% - 40% sản phẩm cơ khí được thực hiện bằng phương pháp tiện. Sản phẩm được tạo ra của phương pháp tiện đều có dạng hình trụ (trụ đúng tâm, trụ lệch tâm...), một vài ví dụ như như trục truyền động, bánh răng, trục vít,
Nguyên lý: Để gia công, nguời ta sẽ đặt phôi kim loại hình trụ này vào máy và cho quay liên trục quanh trục của nó (tâm quay luôn cố định). Tiếp theo, điều khiển dao cắt kim loại tiếp xúc phôi với khoảng cách nhỏ vừa đủ để lần lượt lấy đi từng lớp kim loại mỏng của phôi. Tuỳ theo tính chất sản phẩm, có nhiều phương pháp tiện khác nhau.
Mô tả nguyên lý phương pháp tiện: phôi quay liên trục quanh trục của nó (tâm quay luôn cố định) và dao cắt dịch chuyển cắt đi từng lớp kim loại mỏng trên phôi. Lặp lại nhiều lần theo nhiều phương pháp để có hình thù mong muốn
Một vài sản phẩm của phương pháp tiện
Phay được thực hiện khi yều cầu gia công có dạng hình trụ, hoặc hình dạng gia công không là hình trụ tròn, hoặc gia công bổ sung cho các khối sản phẩm hình trụ đã qua giai đoạn tiện.
Nguyên lý: nguời ta sẽ đặt phôi cố định (khác với phương pháp tiện, phôi quay tròn quanh trục). Nguời ta điều khiển một khối kim loại gọi là dao cắt có hình trụ tròn xoay liên tục quanh trục. Trên dao cắt có nhiều luỡi dao nhỏ hơn. Dao này được điều khiển để lần lượt lấy đi từng lớp kim loại mỏng, và quá trình đó lặp đi lặp lại cho đến khi đạt đến hình thù mong muốn.
Ví dụ một số sản phẩm được kết hợp giữa tiện và phay
Hàn là được thực hiện với yêu cầu ghép nối các chi tiết sản phẩm để trở thành các chi tiết phức tạp hơn. Hàn phổ biến với các sản phẩm phục vụ gia đình và xây dựng, vì vậy, hình ảnh công cụ hàn và phương pháp hàn có lẽ không xa lạ với nhiều nguời.
Nguyên lý: ghép nối hai khối kim loại bằng cách đưa nhiệt độ bề mặt ghép nối đến nhiệt độ cực cao, khi đó kim loại hàn và hai khối kim loại được gia nhiệt kết dính với nhau.
Trong công nghiệp: nguời ta dùng nhiều phương pháp hàn như hạn điện, Hàn MIG, Hàn MAG, hàn bằng khí...
Ngoài ra còn các phương pháp gia công phụ trợ như mài, khoan, cắt ép kim loại...
Công nghệ gia công cơ khí hiện đại đã đuợc ứng dụng rộng rãi trong các nhà xưởng cơ khí ở Việt Nam, trong đó công nghệ gia công CNC khá phố biển. Các công việc như Tiện, Phay được làm hoàn toàn tự động qua máy CNC. Sản phẩm gia công bằng máy CNC có độ chính xác rất cao, thời gian gia công nhanh.
Nguời công nhân cơ khí thanh vì phải trực tiếp gia công thì với CNC, nguời công nhân đóng vai trò nguời ra lệnh (lập trình) để máy CNC gia công theo yêu cầu. Tuy nhiên, việc điều lập trình và điều khiển máy CNC đòi hỏi phải học tập và phải tích lũy một lượng kiến thức, kinh nghiệm không nhỏ.
- See more at: http://giacongcokhichinhxactphcm.com/tin-tuc/51/dac-diem-nganh-gia-cong-co-khi-hotline-0908812384-mrthuc.html#sthash.2CZ2s5bJ.dpuf
Gia công cơ khí là một trong các công đoạn quan trọng hàng đầu của lĩnh vực cơ khí. Quá trình này nhằm tạo ra các chi tiết, sản phẩm máy móc, thiết bị dựa trên yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật. Vậy gia công cơ khí là gì và các phương pháp gia công cơ khí nào phổ biến hiện nay, cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.
Gia công cơ khí là công đoạn sử dụng máy móc, công nghệ cũng như áp dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các chi tiết, linh kiện cơ khí có độ chính xác cao, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Cụ thể, các kỹ sư cơ khí sẽ dùng phôi liệu (đúc, rèn, dập, cán, hàn, cắt…) đã được chế tạo đưa vào gia công trên các máy móc (tiện, phay, bào, khoan, mài, uốn, ép, cắt laser…) để tạo ra chi tiết thành phẩm.