Bức Tranh Hòa Bình

Bức Tranh Hòa Bình

Những yếu tố tác động trên đã góp phần mở ra xu hướng mới cho thị trường cà phê Việt Nam, nổi bật là

Những yếu tố tác động trên đã góp phần mở ra xu hướng mới cho thị trường cà phê Việt Nam, nổi bật là

Số liệu về mức độ phổ biến của thương hiệu cà phê hòa tan

Về mức độ phổ biến của thương hiệu dòng sản phẩm hương cà phê hòa tan vào năm 2018, công ty W&S đã thực hiện một cuộc khảo sát thông qua kênh website khảo sát trực tuyến Vinaresearch. Kết quả cho thấy, về mức độ nhận biết thì G7 của Trung Nguyên đứng đầu với 40.7% và đứng thứ 3 về tổng độ nhận biết (78.3%). Tiếp theo là Nescafe của Nestlé với 31.0% mức độ nhận biết, nhưng lại chiếm mức tổng độ nhận biết cao nhất (84.3%). Và xếp hạng 3 là Vinacafe của Vinacafé Biên hòa với chỉ số nhận biết là 19.0% và tổng nhận biết là 81.7%.

Như vậy, thị trường cà phê hòa tan vẫn ở thế “kiềng 3 chân” với 3 công ty chiếm gần 82% thị phần bán lẻ của ngành cà phê hòa tan năm 2018.

Biểu đồ về khảo sát mức độ phổ biến thương hiệu cà phê hòa tan (Nguồn: Vinaresearch)

Đến nay, thị trường cà phê hòa tan tại Việt Nam đang trở nên năng động và đầy triển vọng, với sự góp mặt của nhiều nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và nhà phân phối hàng đầu. Theo thống kê của Statista, thị trường cà phê hòa tan Việt Nam ghi nhận doanh thu sẽ tăng từ 0,98 tỷ USD trong năm 2024 lên 1,22 tỷ USD vào năm 2029, với tốc độ tăng trưởng hàng năm ước tính khoảng 8,13%.

Thị trường cà phê hòa tan dự kiến đạt mức doanh thu 0,98 tỷ đô năm 2024(Nguồn: Statista)

Với nền văn hóa cà phê phong phú, cà phê Việt Nam không ngừng phát triển, không chỉ làm hài lòng khẩu vị người tiêu dùng trong nước mà còn chinh phục thị trường quốc tế với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng.

Sự tăng trưởng kinh tế vững chắc, cùng với sự gia tăng thu nhập của tầng lớp trẻ đã tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam.

Sự thay đổi thói quen tiêu dùng cà phê hoà tan của người Việt

Trước đây, người Việt thường dành thời gian để thưởng thức cà phê cùng bạn bè. Nhưng nhịp sống hiện tại càng nhanh đã khiến cho thói quen tiêu dùng cà phê của người Việt thay đổi. Sự đổi mới trong lối sống và nhu cầu tiết kiệm thời gian đã ảnh hưởng lớn đến thói quen thưởng thức cà phê, dẫn đến sự chuyển hướng trong cách tiêu dùng.

Các nhà sản xuất cà phê đã nhanh chóng điều chỉnh chiến lược, tập trung vào việc phát triển các sản phẩm cà phê hòa tan tiện lợi và nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu hiện tại. Do đó, sự phát triển của hương vị cà phê đặc trưng và phong phú đang dự đoán sẽ là xu hướng chính trên thị trường trong thời gian tới.

Nhu cầu về cà phê có hương vị ngày càng tăng

Người tiêu dùng ngày càng yêu thích các sản phẩm cà phê hoà tan không chỉ vì hương vị nguyên bản mà còn vì sự sáng tạo và đa dạng trong hương vị. Các loại cà phê có hương vị như: caramel, vani, và mocha đang trở thành xu hướng chính, đáp ứng nhu cầu khám phá và trải nghiệm mới mẻ của khách hàng.

Sự phát triển này phản ánh sự thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng và tạo cơ hội cho các thương hiệu cà phê mở rộng danh mục sản phẩm để thu hút khách hàng.

Tổng quan về thị trường cà phê hoà tan Việt Nam

Thị trường cà phê hòa tan Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ với sự gia nhập của nhiều công ty mới và sự mở rộng của các thương hiệu nổi tiếng. Không chỉ dừng lại ở chuỗi cửa hàng cà phê, mà Highlands Coffee còn mở rộng sang sản phẩm cà phê hòa tan, mang đến sự tiện lợi và hương vị đặc trưng.

Mặt khác, King Coffee cũng đã khẳng định được vị thế trên thị trường bằng sự đa dạng và chất lượng sản phẩm của mình, trong khi The Coffee House bổ sung thêm các sản phẩm cà phê hòa tan vào danh mục của mình để phục vụ nhu cầu phong phú của khách hàng. Có thể thấy, thị trường cà phê hòa tan Việt Nam phát triển một cách bền vững và đầy triển vọng.

Thị trường cà phê hoà tan Việt Nam mở rộng với các thương hiệu lớn trong nước (Nguồn: Times of India)

Văn hoá người Việt góp phần thúc đẩy thị trường cà phê hoà tan

Văn hóa thưởng thức cà phê của người Việt đã đóng góp lớn vào sự phát triển của thị trường cà phê hòa tan. Thói quen uống cà phê không chỉ là phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày mà còn gắn liền với các hoạt động xã hội và giao tiếp.

Sự yêu thích cà phê của người Việt đã giúp các thương hiệu có cơ hội để phát triển đa dạng sản phẩm hơn. Bằng việc kết hợp truyền thống và đổi mới, văn hóa cà phê đã tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường cà phê hòa tan Việt Nam.

Văn hóa người Việt sử dụng cà phê(Nguồn: vietnamtravel.com)

Nhìn chung, thị trường cà phê hòa tan ở Việt Nam vẫn sôi động với những cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các thương hiệu trong và ngoài nước.  Do đó, thị trường này vẫn là “miếng bánh ngon” đầy hứa hẹn, thu hút sự quan tâm và đầu tư từ nhiều thương hiệu khác. Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm các loại hương liệu cao cấp cho sản xuất và kinh doanh thì hãy liên hệ WIN Flavor ngay để được tư vấn!

Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi WIN Flavor.

Hãy để chúng tôi giúp bạn!

MQ International là công ty cung cấp hương liệu thực phẩm cao cấp, nguyên liệu thực phẩm cao cấp, được sản xuất từ các tập đoàn sản xuất hương liệu, nguyên liệu hàng đầu thế giới. Sản phẩm của chúng tôi bao gồm:

Ngoài ra, MQ International còn là trung tâm R&D của các công ty F&B tại Việt Nam, hỗ trợ phòng R&D nội bộ giải quyết các vấn đề liên quan đến nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Các đối tác có nhu cầu hợp tác vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYÊN LIỆU THỰC PHẨM VÀ DƯỢC PHẨM MQ – WIN FLAVOR

Fanpage: https://www.facebook.com/huonglieuthucphamwinflavor

Địa chỉ: HO – 217/14/13, đường số 11, P. Linh Xuân, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam

RO – R&D Center: 36/8A Nguyễn An Ninh, Kp Nhị Đồng 2, TP. Dĩ An, Bình Dương, Việt Nam.

NHÀ MÁY BÌNH DƯƠNG: 142, Quốc lộ 1K, P. Đông Hòa, TP. Dĩ An, Bình Dương, Việt Nam.

VPĐD NHA TRANG: 06 Tôn Thất Tùng, P. Vĩnh Thọ, TP. Nha Trang, Khánh Hoà, Việt Nam.

CN HÀ NỘI: 885 Tam Trinh, P. Yên Sở, Quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam.

Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản ghi nhận nhiều kỷ lục với giá trị đạt gần 57 tỉ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản nói chung và nông sản nói riêng đến hết tháng 11 ghi nhận nhiều kỷ lục với giá trị đạt gần 57 tỉ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, riêng nông sản (gạo, cà phê, hồ tiêu, điều, rau quả...) đạt gần 30 tỉ USD, tăng 23% so với cùng kỳ. Ngoài ra, năm nay, Việt Nam đã mở cửa thị trường rất tốt cho một số trái cây như dừa tươi xuất khẩu Trung Quốc, chanh dây sang Mỹ, bưởi sang Hàn Quốc..., từ đó giúp gia tăng giá trị xuất khẩu. Với ngành gạo, "Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" đã được thí điểm thành công ở một số vùng, đưa sản phẩm gạo sản xuất theo đề án này ra thị trường.

Đáng chú ý, nhờ đầu ra của trái sầu riêng thuận lợi, không chỉ năm nay mà 1-2 năm trước, nhiều nhà nông đã trở thành tỉ phú, đặc biệt ở khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Riêng khu vực Tây Nguyên còn có cà phê, hồ tiêu, chanh dây... cũng là những mặt hàng tiềm năng.

Ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, chỉ 2 năm qua đã có hơn 1.000 ô tô được nông dân sắm mới, chủ yếu từ nguồn tiền bán sầu riêng. Mới đây, một nông dân ở tỉnh Đắk Nông gọi điện khoe vừa thu được tiền tỉ khi bán cà phê ở giá 131.000 đồng/kg, đạt mức lợi nhuận rất lớn.

Tôi thường nhắc các tỉ phú nông dân nhớ về bài học cây hồ tiêu trước đây. Khi giá hồ tiêu tăng nóng lên hơn 200.000 đồng/kg, nhiều người tiếp tục vay vốn để mở rộng, nhưng rồi khi thu hoạch, giá rớt xuống dưới 50.000 đồng/kg. Kết cục là không ít nông dân đổ nợ. Do đó, nông dân nên thận trọng trong việc đầu tư mở rộng diện tích để bảo toàn tài sản.

Một trăn trở khác của tôi trong nhiều năm gắn bó với nông nghiệp là nhiều nông dân trồng rau quả vẫn quen với việc bán tươi, ít chú ý bảo quản và chế biến sau thu hoạch. Đây là ngành vô cùng tiềm năng nhưng việc khai thác vẫn ở mức sơ khởi. Trong khi đó, các nước có thể thu hoạch cam, táo một mùa rồi bán quanh năm với hàng trăm mặt hàng chế biến, giúp gia tăng giá trị và tránh áp lực bán ngay. Đây là một vấn đề lớn mà ngành rau quả và nông sản nói chung cần tiếp tục nghiên cứu, đầu tư để nâng cao giá trị nông sản, đưa thương hiệu nông sản Việt ra thế giới nhiều hơn nữa.

Năm 2024 là năm đầy biến động của ngành nông sản. Ngay từ đầu năm, tình hình hạn hán nặng đã tác động không chỉ đến các nước sản xuất nông sản lớn trên thế giới như Ấn Độ, Brazil, Indonesia..., mà còn cả Việt Nam. Đã có lúc nhiều doanh nghiệp cà phê cạn kho, không có hàng để bán; hay nhiều nhà vườn sầu riêng bị sụt giảm sản lượng đến 50%, dẫn đến xuất khẩu dù tăng nhưng không đạt kỳ vọng.

Bên cạnh đó còn có một số yếu tố lớn tác động đến xuất khẩu nông sản năm nay. Đó là Liên minh châu Âu (EU) đưa ra nhiều quy định mới liên quan giảm phát thải, hướng đến trung hòa carbon. Nhà vườn, nhà máy nào đáp ứng yêu cầu thì có ưu thế, còn những đơn vị khác cũng có lực kéo để chuyển đổi sản xuất theo hướng xanh hóa nhằm thích ứng với thị trường.