Vệ sinh môi trường là các biện pháp nhằm cải tạo và làm sạch môi trường sống, góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đó là các biện pháp được thực hiện để bảo đảm vệ sinh thực phẩm, vệ sinh nước sinh hoạt, vệ sinh công cộng, vệ sinh khi chôn cất người chết…, như: xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước, thu gom và xử lí rác thải; cung cấp đầy đủ nước sạch cho người dân, không phóng uế và đổ rác bừa bãi, thường xuyên phun thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng, chôn cất người chết tại các khu tập trung, xa khu dân cư…
Vệ sinh môi trường là các biện pháp nhằm cải tạo và làm sạch môi trường sống, góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đó là các biện pháp được thực hiện để bảo đảm vệ sinh thực phẩm, vệ sinh nước sinh hoạt, vệ sinh công cộng, vệ sinh khi chôn cất người chết…, như: xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước, thu gom và xử lí rác thải; cung cấp đầy đủ nước sạch cho người dân, không phóng uế và đổ rác bừa bãi, thường xuyên phun thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng, chôn cất người chết tại các khu tập trung, xa khu dân cư…
Đối với các bề mặt được phân chia thành môi trường có khả năng lây nhiễm cao, môi trường có khả năng lây nhiễm thấp và môi trường có khả năng lây nhiễm trung bình. Ở mỗi khu vực khác nhau sẽ có tần suất làm sạch khác nhau để đảm bảo an toàn vệ sinh cho con người.
Khi vệ sinh các bề mặt, nhân viên vệ sinh sẽ thực hiện vệ sinh các dụng cụ, trang thiết bị y tế và vệ sinh các bề mặt tiếp xúc thông thường (tường, trần nhà, sàn nhà,…). Trước khi vệ sinh cần tìm hiểu kỹ quy trình thực hiện ở mỗi phòng ban, mỗi khu vực để đảm bảo hiệu quả công việc được tốt nhất.
Để mang lại một nguồn không khí trong lành, thoáng đãng trong bệnh viện, các nhân viên vệ sinh cần chú ý tránh để các loại hóa chất lan tỏa trong không khí. Các khu vực chứa rác trong bệnh viện cần được làm sạch một cách tốt đa, hạn chế mùi hôi, vi khuẩn phát tán trong không khí. Cách tốt nhất là sử dụng thùng rác có nắp đậy. Các hóa chất vệ sinh bệnh viện có mùi thơm dễ chịu, là những loại hóa chất an toàn cho con người và thân thiện với môi trường.
Cần phải phân chia nguồn nước dùng để sinh hoạt và nguồn nước sử dụng trong các loại máy móc, thiết bị phục vụ điều trị cho bệnh nhân. Khi vệ sinh môi trường nước dùng cho các thiết bị, máy móc thì người thực hiện vệ sinh cần phải kiểm tra kỹ càng để tránh tình trạng làm ảnh hưởng đến quá trình chữa trị bệnh cho bệnh nhân.
Vệ sinh nước sử dụng trong sinh hoạt của bệnh nhân, y bác sĩ, nhân viên trong bệnh viện cần chú ý đến chất lượng nước đầu vào và đầu ra. cân tuân thủ nước sử dụng phải được khử khuẩn theo quy định của Bộ Y tế. Nước thải ra ngoài môi trường cũng phải đảm bảo đã được xử lý để tránh lây nhiễm nguồn bệnh.
Vệ sinh môi trường bệnh viện không phải một công việc dễ dàng. Chính vì thế, khi thực hiện nhân viên vệ sinh cần phải chú ý, tuân thủ đúng quy trình vệ sinh để nâng cao uy tín và hình ảnh của bệnh viện. Đồng thời mang lại một môi trường làm việc, chữa bệnh an toàn, sạch sẽ cho bác sĩ và người bệnh.
*Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 quy định về công tác y tế trường học..
– Thông tư 16/2018/TT-BYT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ Y tế quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Việc thực hiện các quy định vệ sinh trường học nên bắt đầu từ công tác xây dựng đúng chuẩn
Việc thực hiện các quy định vệ sinh trường học nên bắt đầu từ công tác xây dựng đúng chuẩn
Từ công đoạn thiết kế, xây dựng trường học bao gồm lớp học, các phòng chức năng, sân tập, công trình vệ sinh… nhà trường cũng như các cấp quản lý cần đảm bảo thực hiện đúng quy định về các tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, sắp xếp vị trí.
Các trang thiết bị dạy học cần tuân theo tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn từng cấp học như tiêu chuẩn bàn ghế, bảng biểu, đồ chơi… Các công trình phục vụ ngoài việc dạy và học như nhà vệ sinh, phòng y tế, nhà ăn… cũng cần tuân theo quy định.
Việc làm theo quy định không những mang đến các điều kiện tốt nhất cho học sinh, giáo viên mà còn tránh các rắc rối không đạt chuẩn về sau. Trường hợp trường không đủ điều kiện xây dựng như quy định, cần có những chỉ đạo từ các cấp phía trên.
Đã biết vệ sinh trường học là gì, các quy định theo pháp luật về vệ sinh trường học thì câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đảm bảo điều đó? – Để đảm bảo vệ sinh trường học, cần thực hiện các công việc từ quá trình xây dựng trường đến việc giữ vệ sinh môi trường trường học trong quá trình học tập, giảng dạy.
Một trong những hoạt động nhằm xây dựng cơ quan văn hóa, Chương trình ra quân tổng dọn vệ sinh bảo vệ môi trường, làm đẹp cảnh quang bệnh viện vào chiều thứ sáu hàng tuần tại bệnh viện Ngũ Hành Sơn đã được duy trì thường xuyên.
Chiều ngày 29/8/2024, cán bộ y tế, nhân viên của các khoa, phòng ra quân tổng dọn vệ sinh tại khu vực sân, bồn hoa cây cảnh, quét dọn và thu gom rác thải khu vực trong khuôn viên bệnh viện.
Đây cũng là những hình ảnh đẹp, gương mẫu của cán bộ, nhân viên y tế bệnh viện tích cực tham gia bảo vệ môi trường góp phần xây dựng mô hình bệnh viện “Xanh- Sạch-Đẹp” và hướng tới sự hài lòng của người bệnh./.
Thông tư 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, quy định vệ sinh trường học có thể tóm tắt như sau:
Đảm bảo các điều kiện về phòng học, bàn ghế, bảng viết, chiếu sáng, đồ chơi trong trường học: Phòng học thiết kế đúng chuẩn theo từng cấp, đủ tiêu chuẩn ánh sáng; bàn ghế đúng kích thước theo từng lứa tuổi học sinh; trang bị bảng chống lóa, rộng từ 1.2m – 1.5m, dài từ 2m – 2.3m, treo giữa tường; đồ chơi phải đảm bảo an toàn và được bảo quản tốt.
Đảm bảo các điều kiện về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường trong trường học: Trường phải cung cấp đủ nước uống, nước sinh hoạt cho học sinh theo học và học sinh nội trú; các công trình vệ sinh phải đạt chuẩn và có chỗ rửa tay với nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; chất thải phải được thu gom và xử lý đúng quy định.
Đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm: Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất về an toàn thực phẩm và việc sử dụng thực phẩm tại trường học.
Đảm bảo môi trường thực thi chính sách và xây dựng các mối quan hệ xã hội trong trường học, liên kết cộng đồng: Xây dựng mối quan hệ tốt giữa giáo với với học sinh, học sinh với học sinh, nhà trường, gia đình và cộng đồng.
Đảm bảo các điều kiện y tế học đường: Phòng y tế phải đủ diện tích và ở vị trí thuận tiện, được trang bị đầy đủ trang thiết bị và thuốc thiết yếu, có sổ theo dõi chi tiết; nhân viên y tế phải có chuyên môn từ trung cấp trở lên và thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn.
Tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh: Thực hiện kiểm tra sức khỏe học sinh định kỳ, có theo dõi thường xuyên và thông báo đến gia đình; thực hiện sơ cứu, cấp cứu theo quy định.
Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe: Tổ chức truyền thông, giáo dục sức khỏe cho học sinh và cha mẹ; cho học sinh thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường…
Thống kê báo cáo và đánh giá về công tác y tế trường học: Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất và đánh giá công tác y tế trường học.
Vệ sinh môi trường bệnh viện là điều hết sức quan trọng, mang đến một môi trường tốt nhất cho quá trình thăm khám và chữa trị của bác sĩ và bệnh nhân. Vì vậy, việc vệ sinh môi trường trong bệnh viện cũng cần phải được thực hiện một cách chuẩn chỉ theo đúng quy định.
Quy trình vệ sinh bệnh viện gồm 4 bước:
Bước 1: Tìm hiểu, xác định nguyên tắc cơ bản của vệ sinh bệnh viện
Nguyên tắc cơ bản trước khi làm vệ sinh bệnh viện;
Nguyên tắc trong lúc vệ sinh bệnh viện;
Nguyên tắc cơ bản sau khi làm sạch bệnh viện.
Bước 2: Chuẩn bị trước khi làm vệ sinh môi trường bệnh viện
Đánh giá tình trạng các khu vực cần làm vệ sinh;
Chuẩn vị các phương tiện, dụng cụ, hóa chất vệ sinh.
Bước 3: Quy trình vệ sinh môi trường bệnh viện
Vệ sinh các bề mặt tại các khu vực phòng bệnh, phòng bác sĩ, phòng mổ, ….;
Vệ sinh nguồn nước trong bệnh viện.
Bước 4: Kiểm tra lại và giám sát tình trạng vệ sinh bệnh viện sau khi kết thúc quy trình làm việc.